Tác phẩm Henri Fayol

Những ý tưởng của Fayol được biết đến rộng rãi khi ấn bản "General and industrial administration" (Quản lý công nghiệp tổng hợp) được xuất bản vào năm 1949 ,[5] đây là phiên bản được dịch ra tiếng Anh[6] của tác phẩm ông viết năm 1916, "Administration industrielle et générale". Trong cuốn sách này Fayol đã giới thiệu lý thuyết về quản trị của riêng ông, gọi là học thuyết Fayol. Trước đó Fayol cũng đã bắt đầu viết nhiều bài báo về kỹ thuật khai khoáng từ thập niên 1870, cùng với đó là nhiều nghiên cứu sơ bộ về quản trị.[7]

Kỹ thuật khai khoáng

Henri Fayol năm 1900

Từ thập niên 1870, Fayol đã viết rất nhiều bài báo về chủ đề khai khoáng, chẳng hạn như bài báo về việc đốt than tự nhiên (1879), sự hình thành của than đá (1887), bài viết về sự lắng đọng tồn tích của nhiên liệu hóa thạch bên dưới vùng Commentry (1890),

Bài báo đầu tay được xuất bản bằng tiếng Pháp của ông có tựa đề Bulletin de la Société de l'Industrie minérale (Bản tin của Hiệp hội Công nghiệp Khoáng sản), đến đầu thập niên 1880, ông bắt đầu viết các bài Comptes rendus de l'Académie des sciences (Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học) cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Học thuyết Fayol

Các nghiên cứu của Fayol là một trong những nghiên cứu toàn diện đầu tiên về học thuyết quản trị chung.[8] Ông đưa ra đề xuất rằng có 5 chức năng cơ bản của quản trị và 14 nguyên lý quản trị.[9]

Các chức năng của quản trị

Trong tác phẩm đầu tiên, Administration industrielle et générale; prévoyance, organisation, commandement, coordination, controle, 5 chức năng cơ bản của quản trị đã được ông xác định:

  1. Planning (Lên kế hoạch)
  2. Organizing (Tổ chức)
  3. Staffing (Điều phối)
  4. Directing (Chỉ đạo)
  5. Controlling (Kiểm soát)

Với chức năng kiểm soát, bắt nguồn từ tiếng Pháp contrôler, được sử dụng để chỉ ra rằng người quản lý phải tiếp nhận được các phản hồi về quá trình để đưa ra các điều chỉnh cần thiết và phân tích được các sai lệch. Các học giả về quản trị học về sau đã gộp hai chức năng Chỉ đạo và Điều phối thành một chức năng chung là Lãnh đạo (Leading).

Các nguyên lý quản trị

  1. Phân công công việc (Division of work)  - Phân công công việc là nói về quá trình các nhiệm vụ được phân chia và được hoàn thành bởi một nhóm công nhân để cải thiện hiệu suất. Phân công công việc, cũng được hiểu là phân công lao động, là quá trình tách từ một công việc ra rất nhiều quy trình và nhiệm vụ để thực hiện.
  2. Thẩm quyền và Trách nhiệm (Authority and Responsibility) - Thẩm quyền là quyền đưa ra các lệnh và có được sự tuân theo, trách nhiệm là hệ quả của thẩm quyền.
  3. Kỷ luật (Discipline) - Người lao động phải tuân theo và tôn trọng các luật lệ được dùng để quản lý tổ chức. Kỷ luật tốt là kết quả của việc lãnh đạo hiệu quả.
  4. Thống nhất sự chỉ huy (Unity of command) - Mỗi người lao động chỉ nên nhận lệnh từ một người quản lý hoặc người thay mặt quản lý.
  5. Thống nhất về phương hướng (Unity of direction) - Những hoạt động trong tổ chức có chung mục đích nên được điều hành bởi một người quản lý riêng, sử dụng một kế hoạch để đạt được một mục tiêu chung.
  6. Giảm bớt tầm quan trọng (Subordination) - Lợi ích của bất kỳ một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên nào cũng không nên được ưu tiên hơn lợi ích của toàn bộ tổ chức.
  7. Trả công (Remuneration) - Tất cả người lao động phải được trả lương công bằng cho những đóng góp của họ.
  8. Tập trung và phân cấp (Centralisation and decentralisation)  - Tập trung đề cập đến mức độ mà những người cấp dưới có liên quan đến việc ra quyết định. Càng tập trung có nghĩa là người cấp dưới càng không được đóng góp trong việc đưa ra quyết định, càng phân cấp có nghĩa là người cấp dưới càng có nhiều cơ hội để đóng góp trong việc đưa ra quyết định.
  9. Chuỗi vô hướng (Scalar chain) - Sự phân cấp thẩm quyền từ người đứng đầu đến những người ở cấp bậc thấp nhất đại diện cho chuỗi vô hướng. Việc truyền đạt thông tin nên được thực hiện theo chuỗi này.
  10. Mệnh lệnh (Order) - Nguyên tắc này là có quan tâm đến sự sắp xếp có hệ thống về người, máy móc, vật liệu,... Mỗi nhân viên đều phải có một vị trí cụ thể trong một tổ chức.
  11. Công bằng (Equity) - Người quản lý phải tử tế và công bằng với cấp dưới của họ.
  12. Sự ổn định về nhân sự (Stability of tenure of personnel) - Việc thay đổi nhân viên liên tục sẽ không hiệu quả. Người quản trị nên có một kế hoạch nhân sự có trật tự và đảm bảo rằng có sẵn những sự thay thế để lấp đầy các vị trí tuyển dụng.
  13. Sự sáng tạo (Initiative) - Những nhân viên được phép tự xây dựng và thực hiện kế hoạch sẽ nỗ lực nhiều hơn.
  14. Tinh thần đồng đội (Esprit de corps) - Thúc đẩy tinh thần đồng đội sẽ tạo ra sự hài hòa và đoàn kết trong tổ chức.

Dù các lý thuyết của Fayol đã được đưa ra từ một thế kỷ trước, nhiều nguyên tắc của ông vẫn được sử dụng trong các lý thuyết quản lý đương đại.[10]